Giữa thị trường gỗ đa dạng hiện nay, gỗ cao su và gỗ công nghiệp được xem là hai “ứng cử viên” sáng giá nhất trong phân khúc đồ nội thất giá rẻ. Thế nhưng vẫn có rất nhiều người tiêu dùng băn khoăn giữa hai loại gỗ trên, loại gỗ nào tốt hơn. Đáp án sẽ được bật mí ngay trong bài so sánh gỗ cao su và gỗ công nghiệp được chúng tôi tổng hợp dưới đây.
Định nghĩa về gỗ cao su và gỗ công nghiệp
Gỗ cao su
Gỗ cao su có tên tiếng Anh là Rubber Wood, đây là loại gỗ được sản xuất từ 100% cây cao su tự nhiên đã hết chu kỳ lấy mủ. Gỗ cao su sau khi được tẩm sấy sẽ được đem ghép lại thành các tấm gỗ lớn với nhiều kích thước khác nhau.
Gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp có tên tiếng Anh là Wood – Based Panel, đây là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất chuyên dụng kết hợp cùng với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ.
Gỗ công nghiệp đa số được tạo nên từ những nguyên liệu thừa như: tái sinh ngọn, cành của cây gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp có hai thành phần cơ bản đó là cốt gỗ công nghiệp và lớp phủ bề mặt.
Bảng so sánh gỗ cao su và gỗ công nghiệp chi tiết nhất
Điểm khác biệt | Gỗ cao su | Gỗ công nghiệp |
Cách thức sản xuất | Gỗ cao su được lắp ghép từ thân của cây cao su. | Gỗ công nghiệp được sản xuất bằng cách nghiền nhỏ bột gỗ rồi lắp ráp thành tấm gỗ. |
Khả năng chịu lực | Chất gỗ rất cứng cáp nên có khả năng chịu lực tốt | Chịu lực yếu |
Khả năng chống mối mọt và chống thấm nước | Sau khi trải qua các giai đoạn xử lý bằng hóa chất tiên tiến, chất gỗ cao su sẽ không bị mối mọt, cong vênh. Đồng thời bề mặt gỗ cao su luôn được sơn phủ nên sẽ không thấm nước. | Gỗ không bị mối mọt, không cong vênh. Tuy nhiên khả năng chống thấm nước của gỗ công nghiệp là rất kém. |
Độ bền | Nếu được xử lý bằng mộng không keo dính như công nghệ Nhật Bản thì dòng gỗ này sẽ cho tuổi thọ sử dụng cực kỳ bền. | Nếu gặp điều kiện thời tiết xấu thì gỗ sẽ nhanh chóng bị phồng rộp và mất hết liên kết. |
Tính thẩm mỹ | Những thanh gỗ cao su khi được thu gom về sẽ có kích thước không đều nhau. Vì vậy nên nhà sản xuất sẽ phải ghép chúng lại. Từ đó, bề mặt gỗ cao su có các mối nối và hệ vân gỗ sẽ không đồng nhất, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. | Gỗ công nghiệp có tính thẩm mỹ hơn gỗ cao su vì chúng đa dạng về màu sắc. Bề mặt gỗ công nghiệp cũng mịn, không có mối nối. Hơn nữa, chúng còn được phủ thêm nhiều chất liệu tốt như: Veneer, Acrylic, Melamine, Laminate hoặc sơn PU, sơn UV. |
Ứng dụng trong đời sống thực tế | Vì có khả năng chịu ẩm tốt nên gỗ cao su thường được ứng dụng để làm bàn ghế trong các quán ăn, cửa hàng… Gỗ cao su ghép thanh cũng dùng để làm bàn học, ghế ngồi cho học sinh và một số vật dụng nội thất khác trong gia đình. | Với ưu điểm nổi trội là màu sắc đa dạng, các sản phẩm gỗ công nghiệp đã được ứng dụng nhiều để chế tác thành những sản phẩm nội thất gia đình như: giường, ngủ, tủ quần áo, bộ bàn ăn,…. |
Giá bán của gỗ cao su tự nhiên và gỗ công nghiệp có khác nhau không?
Như đã chia sẻ ở phía trên, do ưu điểm về tuổi thọ cao, thân thiện với môi trường và tạo nên được những món đồ nội thất đẹp mắt cộng với thời gian gia công khá lâu. Vì thế giá bán của gỗ cao su tự nhiên sẽ luôn cao hơn so với gỗ công nghiệp.
Tuy nhiên, khi sử dụng những sản phẩm từ gỗ cao su, quý khách cũng sẽ cảm thấy “đáng đồng tiền bát gạo”. Tùy vào từng đơn vị cung cấp mà giá bán ván ghép gỗ cao su, cao su ghép thanh, phôi cao su, gỗ bào 4 mặt hoặc sản phẩm gỗ công nghiệp sẽ là khác nhau.
Trên đây là những thông tin về khái niệm, so sánh gỗ cao su và gỗ công nghiệp chi tiết. Hy vọng sau bài chia sẻ này, bạn đọc đã có khái nhìn tổng quan về từng loại gỗ, để từ đó lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Chúc các bạn thành công.