Được biết đến là một trong những loại ván gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay, gỗ MDF phủ Venner nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía khách hàng. Vẻ đẹp thẩm mĩ, độ bền cao đi kèm với những ưu điểm tuyệt vời là những gì mà người ta nhắc về loại ván gỗ này. Theo dõi bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi để hiểu chi tiết hơn về sản phẩm này bạn nhé.
Khái niệm gỗ MDF phủ Veneer là gì?
MDF phủ Veneer là loại gỗ công nghiệp sử dụng cốt gỗ MDF (thường là lõi xanh chống ẩm) và lớp phủ bề mặt Veneer có khả năng chống cong vênh.
- Cốt gỗ MDF được làm từ bột gỗ trộn với keo dính cùng các chất phụ gia được nhén ép ở áp xuất cao tạo thành các tấm ván ép.
- Ván phủ Veneer là lớp ván ép dán Veneer gỗ dày 0.5mm – 1mm lạng từ gỗ tự nhiên. Một số MDF có lớp phủ Veneer phổ biến hiện nay là: tấm Veneer vân gỗ Sồi oak, gỗ Veneer tần bì ash, gỗ MDF phủ Veneer Óc Chó, Veneer cherry xoan đào,…
Ngoài ra còn có Veneer teak, Veneer nu vàng, Veneer maple, Veneer Óc Chó walnut,… Các loại gỗ ép phủ Veneer này đều được dán lên cốt gỗ công nghiệp giống như gỗ ghép, ván ép phủ Veneer, ván hdf, ván okal nhưng phổ biến nhất là phủ trên lõi ván gỗ MDF.
Cấu tạo chung của gỗ MDF phủ Veneer
Về tấm gỗ dán Veneer gỗ MDF được làm từ bột gỗ của các loại cây rừng ngắn ngày sau khi được nghiền nhỏ. Bột gỗ được trộn đều với chất kết dính và keo chuyên dụng để gia tăng độ cứng, giúp sản phẩm kháng tốt mối mọt, sâu bọ.
Gỗ được lại là ván ép dán Veneer lại thành từng tấm gỗ dưới áp suất lớn tạo thành những tấm gỗ có độ dày từ 2.5mm đến 25mm và kích thước tiêu chuẩn được đưa ra là 1200mm x 2400mm.
Ưu và nhược điểm thực tế của gỗ MDF phủ Veneer
Ưu điểm nổi bật của gỗ MDF phủ Veneer
Vật liệu này sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho người sử dụng. Sản phẩm có những ưu điểm nổi bật phải kể đến như sau:
- Thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguồn nguyên liệu tự nhiên
- Gỗ công nghiệp có độ ổn định cao, hạn chế tình trạng cong vênh, co ngót trong quá trình sử dụng.
- Cả cốt gỗ và Veneer đều đã được loại bỏ các tạp chất, sử dụng các chất phụ gia trong kỹ thuật sản xuất. Nhờ đó mà hạn chế được mối mọt, tăng tuổi thọ sử dụng.
- Bề mặt đẹp, đường vân và màu sắc tự nhiên không thua kém gì so với gỗ thịt.
- Màu sắc mẫu mã đa dạng, mang đến cho khách hàng nhiều sự chọn lựa phù hợp nhất với không gian cũng như nhu cầu sử dụng.
- Sản phẩm luôn có sẵn với số lượng lớn, dễ thi công và giá thành vô cùng hợp lý
- MDF Veneer lõi xanh có thể dùng để sản xuất ra tủ bếp, bàn ăn,…
Nhược điểm của gỗ MDF phủ Veneer
- Tuổi thọ sử dụng chỉ từ 5 – 7 năm. Nếu nội thất ít di chuyển và môi trường khô ráo thì có thể kéo dài 10 – 15 năm. So với MDF phủ Melamine hoặc Laminate thì tuổi thọ kém hơn.
- Dễ bị bong tróc, nứt gãy nếu di chuyển nhiều. Vì thế, đồ dùng nội thất được sản xuất từ MDF Veneer chỉ nên đặt tại một chỗ, hạn chế việc di chuyển.
- Dễ bị mối mọt hơn so với các bề mặt phủ nhân tạo
Quy trình chi tiết phủ Veneer lên cốt gỗ MDF
Phủ Veneer lên cốt gỗ MDF đòi hỏi phải có máy móc hiện đại, thợ có tay nghề cao. Nếu không thì chất lượng sản phẩm sẽ kém hơn so với thực tế. Cạnh dán sẽ dễ bị bong tróc, tuổi thọ cũng dần kém đi. Đây cũng là điều mà khách hàng phải cần cân nhắc thật kỹ để lựa chọn đơn vị cung cấp trước khi quyết định mua.
Ngoài ra, quy trình phủ Veneer tại các nhà máy sẽ đều tương tự nhau:
- Tráng keo gỗ lên toàn bộ bề mặt của cốt gỗ
- Dán lớp Veneer lên bề mặt gỗ đã được tráng keo
- Đưa vào máy ép, có thể ép nguội hoặc cũng có thể ép nóng. Quy trình ép này sẽ đòi hỏi kỹ thuật cao, điều chỉnh nhiệt độ và thời gian hợp lý. Đến khi phẳng bề mặt là được. Có nhiều kỹ thuật ghép Veneer khác nhau để tạo nên những bề mặt phong phú và bắt mắt cho món đồ nội thất trong gia đình.
- Sau cùng, chà nhám lại bề mặt, cạnh để cho gỗ đẹp, mượt và ưng ý nhất.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về gỗ MDF phủ Veneer. Hi vọng các thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp khách hàng có được quyết định lựa chọn đúng đắn. Từ đó giúp gia chủ tối ưu chi phí mà vẫn có thể sở hữu được những món đồ nội thất gỗ công nghiệp bền, đẹp, đẳng cấp.