Gỗ ép công nghiệp là loại gỗ hiện đang được rất nhiều người ưa chuộng. Nó được xem là một phát minh tuyệt vời giúp giải quyết sự khan hiếm của gỗ tự nhiên. Bởi gỗ ép không chỉ mang vẻ đẹp tương tự như gỗ tự nhiên mà nó còn có nhiều ưu điểm khác. Hiện loại gỗ này được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, nhất là trong kiến trúc, thiết kế, trang trí nội thất. Vậy thực tế gỗ ép công nghiệp là gì? Nó bao gồm những loại nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm lời giải đáp nhé!
Khái niệm gỗ ép công nghiệp?
Gỗ ép công nghiệp là loại gỗ được sản xuất dựa trên quy trình máy móc, thiết bị hiện đại. Loại gỗ này được kết hợp từ những nguyên liệu thừa, tái sinh hay tận dụng phần còn lại của gỗ tự nhiên. Sau đó được trộn với keo kết dính và các chất phụ gia khác.
Thành phần của gỗ ép công nghiệp có khoảng 70 – 85% là xuất phát từ nguyên liệu gỗ tự nhiên. Đó có thể là mùn cưa, vỏ bào, dăm gỗ… hay bã mía, rơm rạ… hoặc sợi gỗ và bột gỗ. Tùy theo nguyên liệu đầu vào mà gỗ ép công nghiệp có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau.
Phân loại các loại gỗ ép công nghiệp phổ biến trên thị trường
Gỗ ván dăm MFC
Loại gỗ này được cấu tạo từ thành phần gỗ tự nhiên xay nhỏ, sau đó trộn với keo chuyên dụng. Nó được ép với lực ép cao thành dạng tấm. Loại gỗ loại này không co ngót, cong vênh hay mối mọt. Vì nó được ép với lực cao nên khá cứng và có khả năng chịu lực rất tốt.
Cấu trúc dưới dạng dăm nên thường được sử dụng trong làm tủ quần áo, bàn học… (Vì những sản phẩm này chỉ yêu cầu chịu lực trung bình). Gỗ ván dăm MFC gồm có hai loại, là MFC thường và MFC lõi xanh chịu ẩm. Loại MFC lõi xanh được dùng ở những những nơi có độ ẩm cao.
Gỗ ván MDF
Có bản chất là gỗ tự nhiên loại thường, sản phẩm này được nghiền mịn và trộn với keo chuyên dụng sau đó ép thành dạng tấm. Loại gỗ này có đặc điểm không co ngót, cong vênh hay mối mọt.
Tấm gỗ đặc, có trọng lượng lớn nên khả năng chịu lực tương đối tốt. Chúng gồm 2 loại là MDF lõi thường và MDF lõi xanh chịu ẩm. Loại MDF lõi xanh sẽ được sử dụng nhiều để làm tủ bếp hoặc dùng ở những khu vực có độ ẩm cao.
Gỗ ván HDF
Nhìn qua thì khá giống so với gỗ MDF lõi thường. Bởi HDF cũng được làm từ gỗ tự nhiên loại thường, nó cũng được nghiền mịn và trộn với keo chuyên dụng. Thế nhưng sản phẩm này lại được ép gia cường với độ ép cao hơn.
Đặc tính của nó là không co ngót, cong vênh hay bị mối mọt. Đặc biệt loại này cũng rất cứng (cứng nhất trong tất cả các loại gỗ công nghiệp hiện nay) nên chúng có khả năng chịu nước và chịu nhiệt tốt. Người ta thường dùng gỗ HDF để làm tủ bếp (bởi chúng sẽ có độ bền và tuổi thọ cao) tuy nhiên giá thành của sản phẩm hơi đắt.
Ưu, nhược điểm của từng loại gỗ ép hiện nay
Loại gỗ | Ưu điểm | Nhược điểm |
Ván dăm |
|
|
Ván MDF |
|
|
Ván HDF |
|
|
Quy trình sản xuất gỗ ép công nghiệp đúng chuẩn
Dưới đây là quy trình để sản xuất ra các sản phảm gỗ ép công nghiệp:
Giai đoạn 1: Xử lý
- Nguyên liệu gỗ đầu vào sẽ được phân loại và được xử lý riêng (cắt nhỏ/băm dăm/nghiền búa/xay).
- Sau đó, thành phẩm sẽ được phân loại một lần nữa theo yêu cầu sản xuất.
Giai đoạn 2: Sơ chế
- Thành phẩm gỗ sẽ được sấy khô và bảo quản để giữ được độ ẩm phù hợp nhất
Giai đoạn 3: Trộn keo và chất kết dính
- Tùy vào tính năng mong muốn mà nhà sản xuất sẽ sử dụng loại keo kết dính cùng các chất phụ gia thích hợp.
- Ví dụ: Keo UF (Urea Formaldehyde) sẽ được dùng cho môi trường khô.
- Để tăng tính chống ẩm, người ta có thể dùng thêm nhựa Melamine hoặc nhựa Phenolic và Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate (PMDI).
Giai đoạn 4: Ép
- Sử dụng loại máy ép với áp suất và nhiệt độ thích hợp để ép các nguyên liệu sau giai đoạn 3 thành những tấm ván.
Giai đoạn 5: Chà nhám và hoàn thiện
- Sau khi ép, tấm ván sẽ được để nguội, rồi sau đó mang đi cắt cạnh, chà nhám.
- Tấm ván sẽ được phân loại và được loại bỏ lỗi trước khi đưa vào lưu kho.
Trên đây chính là khái niệm về gỗ ép công nghiệp và phân loại gỗ ván ép phổ biến trên thị trường hiện nay. Mong rằng những chia sẻ trên đã mang đến bạn những thông tin hữu ích.